10+ những điều cần biết về mạng nội bộ (LAN)

29/04/2020

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin hay còn gọi là Thời đại Máy tính, Thời đại số, hoặc (Thời đại Truyền thông mới), nền kinh tế dựa trên tin học hóa. Sự phát triển về công nghệ ngày càng tiến bộ, liên tục thay đổi theo thời gian và các loại công nghệ , thiết bị người dùng cũng được đưa vào nghiên cứu phát triển và đưa ra thị trường. Trong đó phải nhắc đến một công cụ vô cùng quan trọng hiện nay đó chính là Mạng máy tính.

Nếu bạn còn đang thắc mắc chưa hiểu rõ mạng máy tính là gì?  Vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu tìm hiểu những kiến thức vô cùng đơn giản về mạng LAN.

I. Vậy mạng LAN là gì?

Mạng LAN có tên tiếng Anh là Local Area Network, có nghĩa là mạng máy tính nội bộ. Là một hệ thống mạng dung để kết nối các máy tính Các máy tính được kết nối với nhau theo kiểu LAN có thể làm việc, giao tiếp với nhau và chia sẻ dữ liệu. Liên kết được sử dụng trong mạng LAN là cáp mạng LAN hoặc Wifi (mạng không dây) trong một không gian hẹp. Chính vì những đặc điểm này nên LAN chỉ được sử dụng trong một không gian bị giới hạn như quán game, phòng làm việc, trong nhà hoặc trường học…

Local Area Network (tiếng Anh, viết tắt LAN), "mạng máy tính cục bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.

Một hình thức khác của LAN là WAN (Wide Area Network), có nghĩa là mạng diện rộng, dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua router).

  • Chúng ta nói một chút về “cổng mạng LAN” (RJ45) trên laptop hiện nay. Vì kết nối không dây ra mắt và được phổ biến khá lâu sau kết nối có dây (cáp)  nên người ta thường gọi cổng kết nối cáp mạng RJ45 (Ethernet) trên laptop, máy tính là “cổng mạng LAN” hay “cổng LAN”.
  • Một hình thức khác nữa của mạng LAN, mới xuất hiện trong những năm gần đây là WLAN (Wireless LAN) – mạng LAN không dây

II. Những loại kết nối trong mạng LAN

Như trên mình đã nói, những thiết bị trong cùng mạng LAN có thể kết nối với nhau thông qua sợi cáp mạng. Gộp nhiều Các mạng LAN có thể truy cập với nhau tạo ra một mạng lưới rộng lớn hơn được gọi là WAN (Wide Area Network) và để giao tiếp với nhau, các thiết bị thường được kết nối với một hoặc vài bộ thu phát tín hiệu mạng (Router).

Ngoài ra, mạng LAN còn có thể được thiết lập bằng cổng kết nối không dây (Wireless) và được gọi chung là WLAN (Wireless LAN), hay để đơn giản ta gọi là Wifi.

Để tạo ra được một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau.

Trước khi tạo mạng LAN cần chắc chắn rằng tất cả các thiêt bị đều được tích hợp sẵn card mạng NIC (Network Interface Card). Card mạng thường được tích hợp sẵn trong Laptop, máy tính, nhưng với máy tính case thì bạn cần phải mua bổ xung nếu muốn kết nối mạng không dây. Trong thời đại của hệ điều hành MS-DOS, máy chủ mạng LAN thường sử dụng phần mềm Novell NetWare, tuy nhiên điều này đã trở nên lỗi thời hơn sau khi Windows NT và Windows for Workgroups xuất hiện. Ngày nay hầu hết máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows, và tốc độ mạng LAN có thể lên đến 10 Mbps, 100 Mbps hay thậm chí là 1 Gbps.

III. Công dụng của mạng LAN

  • Mạng LAN có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bất cứ công ty, tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý dữ liệu nội bộ, hay kết nối và liên lạc với nhau đều phải thông qua mạng LAN.
  • Mạng LAN giúp cho các thiết bị di động như điện thoại, Laptop, máy tính bảng có thể dễ dàng kết nối và truy cập internet bất cứ lúc nào.
  •  Với điểm lợi thế là có thể kết nối nhiều thiết bị với nhau giúp cho công việc trao đổi giữa mọi người với nhau trong mạng LAN trở nên dễ dàng đỡ mất công di chuyển hay copy dữ liệu sang một thiết bị di động khác để gửi cho nhau.
  • Tuy nhiên với đúng tên gọi của nó “mạng nội bộ” tức là nó chỉ có thể sử dụng trong một phạm vi nhất định không thể quá xa vì thế nên thường được sử dụng tại các công ty, tổ chức hoặc nhà riêng.

IV. Mô hình mạng LAN cơ bản

Mô hình một mạng LAN cơ bản bạn cần có

  • Một máy chủ (Server)
  • Các máy trạm (client)
  • các thiết bị ghép nối (Switch, Hub, Repeater, Access Point)
  • Cáp mạng (cable).
  • Tiếp đến là yếu tố không thể thiếu là NIC (Network Interface Card) hay còn gọi là card mạng. Card mạng là cổng ghép nối máy tính (client, server) với cable.

Mô hình mạng LAN là các kiểu kết nối mạng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và bên trong có sự khác biệt nhất định về đặc điểm kết cấu và phương thức truyền dẫn mạng. Các kiểu Topology của mạng LAN

Topology của mạng LAN thực chất là kiểu bố trí các phần tử trong cùng một mạng và là cách để chúng kết nối với nhau. Đây thực chất là cấu trúc hình học không gian, cho thấy cách bố trí các phần tử của mạng. Thông qua cấu trúc hình học, bạn sẽ nắm rõ cách thức liên lạc giữa các LA với nhau. Tính tới thời điểm hiện tạ, Topology có sự đa dạng cao. Topology có rất nhiều loại, nhưng đa số chúng được hình thành từ 3 loại Topology cơ bản sau:

  • Star Topology là (Mạng hình sao)
  • Ring Topology là (Mạng dạng vòng)
  • Linear Bus Topology là (Mạng dạng tuyến)

1. Mạng hình sao (Star Topology)

Mô hình mạng hình sao bao gồm một trung tâm và các máy trạm hay các thiết bị khác là các nút thông tin còn lại của mạng. Trong đó trung tâm đóng vai trò điều khiển tất cả các hoạt động của mạng:

Xác định cặp địa chỉ gửi và địa chỉ nhận và cho phép chúng chiếm thông tin để liên lạc với nhau.

Theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin, ...

  • Ưu điểm:

Mô hình mạng LAN dạng hình sao đảm bảo quá trình hoạt động bình thường khi có một nút thông tin bị hư hỏng. Bởi kiểu mạng LAN này hoạt động dựa trên nguyên lý song song.

Đặc điểm cấu trúc mạng vô cùng đơn giản. Điều này giúp cho thuật toán được điều khiển một cách ổn định hơn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng của User, mạnh dạng hình sao có thể được mở rộng hoặc thu hẹp theo ý muốn.

  • Nhược điểm của mạng hình sao

Mặc dù có khả năng mở rộng mạng, nhưng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hoạt động của bộ phận trung tâm. Một khi trung tâm gặp phải sự cố, toàn bộ hệ thống mạng sẽ không thể hoạt động.

Mạng dạng hình sao yêu cầu phải được kết nối một cách độc lập với từng thiết bị ở nút thông tin đến trung tâm. Song song đó là khoảng cách kết nối từ thiết bị đến trung tâm cũng rất hạn chế và thường chỉ đạt khoảng 100m.

2. Mạng dạng vòng (Ring Topology)

Mạng được bố trí và lắp đặt theo kiểu một vòng tròn khép kín. Các tín hiệu được truyền theo một chiều nào đó, tuy nhiên mỗi một thời điểm các máy trạm chỉ được truyền tín hiệu qua một nút mà thôi và thông tin chuyển đi phải có đính kèm địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.

Ưu điểm của mạng dạng vòng chính là có thể nới rộng hệ thống mạng ra xa. Số lượng dây dẫn cần thiết để sử dụng cũng ít hơn so với hai mô hình mạng kể trên. Tuy nhiên khuyết điểm lớn nhất của kiểu mạng dạng vòng chính là đường dây phi khép kín. Một khi tín hiệu bị ngắt tại một điểm nào đó, toàn bộ hệ thống cũng sẽ ngừng hoạt động.

3. Mạng dạng định tuyến (Linear Bus Topology)

Mạng dạng tuyến được bố trí theo kiểu hành lang mà ở đó các thiết bị được ghép nối với nhau trên một đường trục chính để truyền tải dữ liệu và ở 2 đầu của trục chính được bịt kín bởi 2 thiết bị Terminator. Các dữ liệu được truyền trong mạng khi di chuyển lên hoặc xuống trong mạng đều cần mang theo địa chỉ nơi đến.

Ưu điểm nổi bật nhất của mạng hình tuyến chính là việc tiết kiệm chiều dài dây cáp và rất dễ lắp đặt. Nhưng mô hình mạng cũng tồn tại những khuyết điểm điển hình như dễ gây ra sự ùn tắc giao thông trong quá trình di chuyển dữ liệu số lượng lớn. Một khi có sự cố hư hỏng xảy ra ở đoạn cáp nào đó, user sẽ rất khó phát hiện. Vì vậy bạn bắt buộc phải tạm ngừng hoạt động trên đường dây và toàn bộ hệ thống để tiến hành sửa chữa hệ thống mạng nội bộ

Xem thêm===>>> Thi công lắp đặt mạng Lan chất lượng- giá rẻ

Quý khách hàng cần thêm thông tin, mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TMDV NAM THÁI

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà B3, KĐT Mỹ Đình 1, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0247.77.99.555 - 09.111.444.26

Email: info@namthaigroup.com

Website: https://thietbiso24h.com/

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :