Tủ điện là gì? Tìm hiểu về quy trình sản xuất tủ điện

06/08/2022

Trong một số bài viết Nam Thái đã giới thiệu về tủ điện và các chức năng của tủ điện. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn thông tin đến bạn đọc về quy trình sản xuất tủ điện. Chắc chắn rằng nhiều bạn còn chưa rõ, việc nắm được quy trình sản xuất sẽ giúp bạn đánh giá được sản phẩm chất lượng.

1. Tủ điện là gì?

Tủ điện hay còn gọi là vỏ tủ điện được dùng để chứa/đựng các thiết bị điều khiển điện sử dụng trong dân dụng hay trong công nghiệp. Tủ điện được dùng để lắp đặt, bảo vệ cho thiết bị đóng ngắt, điều khiển hoặc là nơi đấu nối và phân phối điện cho các thiết bị văn phòng. Mục đích để đảm bảo tính cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện. Tránh các sự cố trong quá trình vận hàng sử dụng.

2. Sản Xuất Tủ điện là gì?

Tủ điện phân theo các dạng sau:

- Kiểu vỏ: tủ dạng hộp và tủ dạng ghép Modul.

- Vách ngăn: tùy thuộc theo vách ngăn giữa ba bộ phận chính là Thiết bị cắt (I), thanh cái (B) và đầu dây ra (O) mà tủ có 4 dạng khác nhau.

+ Dạng 1: Kông có vách ngăn giữa 3 bộ phận I, B, O.

+ Dạng 2: có vách ngăn giữa 3 bộ phận I, B, O.

+ Dạng 3: Gioongs như dạng 2 chỉ có them các vách ngăn giữa các thiết bị đóng I1, I2, I3.

+ Dạng 4: nanaos như dạng 3 chỉ có thêm vách ngăn giữa các đầu dây ra O1, O2, O3…

Kỹ thuật Nam Thái thi công mang - điện nhẹ cho văn phòng

Chất liệu của tủ điện được làm bằng từ tấm kim loại hay có thể là nhựa composit và tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà kích thước cũng như độ dày được thiết kế khác nhau. Thông thường sản xuất tủ điện được sơn tĩnh điện có thể trơn hoặc nhăn tùy theo thiết kế của bản vẽ và nhu cầu của khách hàng.

3. Quy trình sản xuất tủ điện

Quy trình sản xuất tủ điện gồm có 14 bước sau:

Bước 1: Cần phải chọn tôn có kích thước phù hợp và cắt theo quy cách.

Bước 2: Đột lỗ trên máy có thể đột tay hay máy đột CNC.

Bước 3: Chúng ta cần mài nhẵn các lỗ làm sạch phần bavia.

Bước 4: Chấn định hình rồi kiểm tra.

Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh các mối hàn.

Bước 6: Phải tẩy dầu mỡ bằng dung dich xút.

Bước 7: Tẩy ghỉ bằng dung dich acid.

Bước 8: Ta định hình bề mặt bằng hoá chất chuyên dụng.

Bước 9: Cần phải phốt phát hóa bề mặt

Bước 10: cần rửa nước, hong khô.

Bước 11: sau đó phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp.

Bước 12: Cần sấy ở nhiệt độ 190 – 200 °C chuings ta làm trong 10 phút.

Bước 13: Bước này cũng là một trong những bước quan trọng nhất đó là lắp ráp.

Bước 14: cuối cùng chúng ta kiểm tra chất lượng cuả sản phẩm, và đóng gói.

Sau khi sản xuất tủ điện trên dây chuyền hiện đại máy CNC tự động hóa  xong, sản phẩm được đưa đến tay khách hàng trong những dự án thi công điện nhẹ, hoặc lắp đặt tủ điện khác.

Hy vọng với những thông tin trên quý khách hàng có thể hiểu về quy trình sản xuất tủ điện. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TMDV NAM THÁI

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà B3, KĐT Mỹ Đình 1, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0247.77.99.555 - 09.111.444.26

Email: info@namthaigroup.com

Website: https://thietbiso24h.com

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :