Hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà

29/04/2020

Bạn đang băn khoăn xem bố trí hệ thống diện như thế nào? Vậy thì đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản về phương pháp lắp đặt hệ thống điện mạng trong nhà này nhé.

I. Đi dây điện nổi trong nhà

Dây điện chạy trên tường hoặc trần nhà được nhìn thấy rõ. Đặt trong các ống đảm bảo

VCm, VCmd, Vc… là những dây điểm phổ biến thường được sử dụng. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để tiện lợi khi rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế.

1. Ưu điểm của cách đi dây điện nổi

Đi dây điện nổi không cần bản vẽ chi tiết. Bên cạnh đó, nếu có sự cố hỏng hóc cũng nhanh chóng phát hiejn để kị thời sửa chữa. giá thành chi phí thấp.

2. Nhược điểm của cách đi dây điện nổi

Nếu không cẩn thận sẽ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và bất tiện cho sinh hoạt. Nếu bị hở dễ dây nổ, chập cháy…

3. Nguyên tắc an toàn khi đi dây điện nổi trong nhà

Lắp đường dây điện cách mặt đất ít nhất 1.5 đến 2m, không làm ảnh hưởng đến việc đi lại hằng ngày của các thành viên, đặc biệt là người già và trẻ em.

Không lắp đặt đường dây điện nơi ẩm thấp, gần khu vực hay tiếp xúc với nước để tránh xảy ra chập cháy, giật điện.

Không nên đấu tắt dây điện trong ống nhựa. Dưới tác động của thời tiết và môi trường, tại đấu nối này lâu ngày có thể bị oxy hóa. Ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Đã có không ít trường hợp cháy nổ xảy ra.

Sử dụng dây điện tốt, lõi đạt chất lượng theo yêu cầu. bên ngoài được bọc thêm lớp vật liệu chống cháy để tăng độ an toàn.

4. Một số cách đi dây điện nổi trong nhà

4.1 Ống đi dây điện nổi vuông

Mẫu ống đi dây điện nổi hình vuông được sản xuất từ nhựa và sử dụng khá nhiều trong các công trình nhà ở. Loại ống này  có thiết kế nắp đậy rất tiện lợi. Dễ dàng vận chuyển hay tiến hành sửa chữa, thay thế. Việc thêm mới hệ thống dây dẫn điện trong tương lai cũng khá đơn giản.

Ống đi dây điện nổi vuông có đặc điểm cách điện tốt. Chống chịu lực được va đập nhẹ, chống ẩm mốc và ăn mòn. Cách đi dây điện nổi trong nhà bằng ống nhựa vuông sẽ giúp kháng được tia cực tím. Tuy nhiên loại ống này có nhược điểm là khả năng chống cháy kém.

Do giá thành rẻ và việc đi dây điện nổi trong nhà diễn ra khá thuận tiện, không yêu cầu kỹ thuật cao.

4.2 Ống đi dây điện nổi tròn (ống ruột gà)

Ống nhựa tròn hay còn gọi là ống ruột gà vì có hình dạng giống ruột gà. Được sản xuất bằng nhựa khối lượng nhẹ PVC cho độ đàn hồi tốt. Thiết kế các nếp gấp tròn đan vào nhau liên tiếp.

Ưu điểm là tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn. Dễ uốn cong tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công. Giúp tăng tính tương thích và đáp ứng với nhiều vị trí khó.

Ống nhựa ruột gà cũng có ưu điểm tương tự ống vuông. Đó là khả năng chống va đập tốt, cách điện tuyệt đối, chống ăn mòn và ẩm mốc. Và chúng cũng ít bám bụi hơn ống vuông. Chúng được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế đi dây điện nổi trong nhà nhỏ nhẹ. Đặc biệt phù hợp ở những địa hình khó khăn, gấp khúc gập ghềnh hoặc nhiều tầng.

4.3 Ống đi dây điện bằng thép

Ống ruột gà lõi thép là loại ống được sản xuất từ thép với hình dạng các cuộn kim loại liên kết tiếp theo từng vòng với nhau tạo nên một kết cấu óng rỗng mà vẫn bảo vệ tốt dây điện.

Loại ống điện này nên ưu tiên sử dụng trong các công trình nhà ở kín. Nhà xưởng có mái che, thời tiết khô ráo. Hoặc những nơi địa hình đồi núi mà những  loại ống thép cứng khó có thể lắp đặt.

Ống thép ruột gà luồn dây điện có thể kết hợp với các phụ kiện đầu nối, hộp công tắc, tủ điện……

II. Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn:

Mạng điện chìm, chạy bên trong hoặc dưới đất. thiết kế này giúp cho việc dây điện không lộ ra ngoài dây nguy hiểm cũng như vướng víu cho sing hoạt trong gia đình.

1. Những loại dây điện thích hợp đi âm như: VC, CV, CVV

Lưu ý: Trường hợp nếu nhà bạn thi công đường điện âm tường bạn nên yêu cầu thi công đúng theo bản vẽ, hoặc nếu quá trình thi công thực tế có thay đổi so với bản vẽ, bạn nên yêu cầu thợ điện thi công vẽ lại sơ đồ đường điện (hoặc nếu kĩ tính bạn nên tự vẽ sơ đồ) để phòng ngừa sau này khi có khoan tường treo đồ tránh những nơi đi đường điện ra.

2. Ưu điểm của sơ đồ đi dây điện âm tường

Hệ thống dây điện sẽ được bảo vệ tránh các yếu tố bên ngoài.

Tính thẩm mỹ cao hơn đi dây điện nổi

3. Nhược điểm của sơ đồ đi dây điện âm tường

Việc thiết kế khá phức tạp, chi phí cao

Việc sửa chữa sẽ khó khăn cho các đường dây điện bị chôn sâu, mất nhiều thời gian để tìm kiếm đoạn hỏng, muốn sửa phải đục khoét tường.

4. Sơ Đồ Mạch Điện Âm Tường Cơ Bản

5. Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường cho nhà ở dân dụng chính xác, an toàn nhất

Bước 1: Xác định vị trí các thiết bị trong nhà

Vấn đề này có thể xác định rõ trong bản thiết kế. Để dễ khăc phục những sự cố không mong muốn, chúng tôi khuyên các bạ nên tuân thủ nguyên tắc “thiết kế trên cao”. Vì sao? Ở các khu vực thường cuyên hứng chịu lũ cũng như mưa bão. Một cầu dao tổng được lắp đạt cao hơn với mực nước cao nhất có thể tới. Ngoài ra, các mối nối điện cũng cần nối ở trên cao sai đó dong xuống để tránh bị ngập khi bão xuống

Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi dây điện

Với những ngôi nhà có sự thiết kế riêng của các kỹ sư thì bạn chỉ cần làm theo hồ sơ thiết kế. Bạn cần giữ bản vẽ đi dây điện âm tường để có thể biết được chính xác các vị trí lắp đặt để có thể xem xét lại khi xảy ra các sự cố không mong muốn.

Bước 3: Kỹ thuật lắp điện đi âm tường chuẩn

+ Tạo rãnh tường: Sau khi đã nắm rõ bản vẽ hệ thống điện trong nhà bạn sẽ dùng phấn hoặc bút để có thể vẽ lên tường các đường đi của dây điện đã có trong bản thiết kế. Khâu này được xem là khá quan trọng, nhờ nó mà sẽ tạo sự rõ ràng, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Tiếp theo đó bạn hãy làm sao dùng máy cắt, cắt thành từng rãnh theo các đường vừa vẽ. Độ sâu rộng thì tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của bạn, muốn hoàn hảo hơn bạn hãy gọi chính chủ nhà xem xét về điều đó.

Cắt đục tạo rãnh đi dây điện âm tường

+ Đi đường ống: Trước hết, bạn phải chọn lựa các loại đường ống phù hợp, chất lượng tùy thuộc vào nhu cầu cũng như chi phí bỏ ra. Các ống dây được đưa vào rãnh và cố định bằng dây kẽm để cho các dây cố định.

+ Luồn dây: Bạn có thể luồn dây điện vào ống trước khi hoàn thiện hoặc sau khi hoàn thiện. Tuy nhiên việc luồn dây trước khi thi công được các kiến trúc sư khuyến khích hơn

+ Hoàn thành: Sau khi dây điện được luồn kỹ càng theo đúng nguyên tắc cũng là lúc hoàn thành toàn bộ việc đi dây điện âm tường. Tiếp theo đó tiến hành công đoạn xây tô hồ để hoàn thiện, đảm bảo thẩm mỹ, an toàn.

6. Những Lưu Ý Khi Đi Dây Điện Ngầm

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ một số lưu ý khi thực hiện cách đi dây điện trong nhà như sau:

Không đặt dây sâu quá so với 1/3 độ dày của tường nhà.

Bạn nên chia điện thành nhiều nhánh: để dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực lúc sửa chữa.

Nên sử dụng loại ống dây luồn chất lượng, chống thấm nước và chịu lực cao. Dây phải được đi ở nơi khô ráo và tránh xa các nguồn điện lớn.

Không lắp chung nhiều đường dây điện

Không nối tắt điện. Đối với hệ thống đất nên chọn màu riêng biệt.

Đừng quên theo dõi thietbiso24h.com để cập nhật những bài viết hữu ích nhất và tìm hiểu về dịch vụ thi công mạng gia đình và văn phòng nhé.

Quý khách hàng cần thêm thông tin, mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TMDV NAM THÁI

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà B3, KĐT Mỹ Đình 1, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0247.77.99.555 - 09.111.444.26

Email: info@namthaigroup.com

Website: https://thietbiso24h.com/

 

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :