Máy bộ đàm cầm tay – Đăng ký tần số và những lỗi thường gặp

13/04/2022

Máy bộ đàm cầm tay hiện nay được ứng dụng khá nhiều bởi tính hữu dụng và tiện lợi. Với việc liên lạc trong phạm vi gần thì chắc chắn máy bộ đàm cầm tay là lựa chọn tốt nhất! Vậy máy bộ đàm có cần đăng ký tần số không? Khi sử dụng thường gặp những lỗi nào? Cùng tham khảo trong bài viết nhé.

>> Lắp đặt hệ thống Loa - Âm thanh văn phòng

1. Khi nào cần và không cần đăng ký tần số máy bộ đàm?

Vì sự tiện lợi của máy bộ đàm mà nhiều cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bảo vệ ngày càng ưa chuộng sử dụng. Nhưng điều băn khoăn của hầu hết khách hàng trước khi mua sản phẩm bộ đàm cầm tay là có phải đăng ký tần số để được sử dụng hay không.

Trường hợp dùng bộ đàm mà không phải đăng ký tần số:

Nếu bạn sử dụng bộ đàm trong phạm vi hẹp, khu vực trống trải, ít vật cản giữa các máy thì có thể không phải đăng ký tần số bộ đàm.

Trường hợp dùng bộ đàm nên đăng ký tần số:

Khi mua máy bộ đàm về nếu có nhu cầu đăng ký tần số máy bộ đàm để tránh trường hợp trùng tần số với máy bộ đàm khu vực xung quanh, tránh trường hợp các thông tin bảo mật cao truyền ra ngoài nội bộ, vì các máy bộ đàm mua về sử dụng tần số có sẵn của nhà phân phối bộ đàm.

Nếu bạn sử dụng trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố thì nên chọn máy bộ đàm cài đặt tần số UHF.

2. Những lỗi thường gặp của máy bộ đàm và cách khắc phục

Bộ đàm không nghe được

- Kiểm tra lại pin máy còn hay hết
- Đảm bảo cự ly sử dụng giữa các máy 
- Anten máy bộ đàm có thể bị gãy trong hoặc chưa lắp chặt với thân máy
- Tần số bộ đàm giữa các máy đảm bảo đúng kênh và đúng tần
- Nếu kiểm tra các tình huống trên nếu bạn không khắc phục được bạn hãy liên hệ tới các bộ phận kỹ thuật.

Bộ đàm không nói được 

- Bụi bẩn hoặc dán giấy che lấp lỗ thu âm
- Tần số máy bộ đàm đã được cài đúng với hệ thống máy bộ đam hay chưa
- Anten máy phát có thể có vấn đề như bị gãy trong hoặc lắp chưa đúng
- Lỗi cuối cùng là hỏng phần thu, bạn nên liên hệ với phòng kỹ thuật để họ bảo hành hoặc sửa cho bạn.

Bộ đàm bị rè

- Pin máy có thể đang yếu 
- Khoảng cách giữa các máy liên lạc đang đến ngưỡng bán kinh hoạt động 
- Anten máy lắp chưa chặt

Bộ đàm bị hú

- Trường hợp này có thể máy bị hỏng cảm biến tại chức năng SOS ( báo động)
- Máy bộ đàm khác đang ấn chế độ báo động

Sử dụng sai tần số

Nguyên nhân: Nhà cung cấp không cài đặt tần số của máy theo đúng giấy phép tần số. Khách hàng sẽ vi phạm quy định sử dụng tần số bộ đàm và có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng cho mỗi máy.

Cách khắc phục: Yêu cầu đơn vị cung cấp cài đặt đúng với tần số đã đăng ký với cục tần số.

Sử dụng sai kênh tần số

Nguyên nhân: Thông thường một máy bộ đàm có 16 kênh tần số hoặc nhiều hơn tùy theo model máy và 16 kênh này sẽ tương ứng cài đặt 16 tần số khác nhau được đánh số từ 1 đến 16. Trường hợp chúng ta chọn các kênh khác nhau trong cùng 1 model máy sẽ dẫn đến hiện tượng không liên lạc được.

Khắc phục: Điều chỉnh kênh tần số giống nhau trong cùng 1 model máy.

Mất tín hiệu

Nguyên nhân: Có những loại bộ đàm sử dụng tần số khác nhưng vẫn bị trùng tần số với nhiều thiết bị khác. Điều này làm thông tin không được bảo mật, tín hiệu cuộc gọi bị ngắt quãng. Hoặc bạn nhấn nút PTT quá nhanh.

Khắc phục: Có những đơn vị xung quanh sử dụng cùng tần số với máy bộ đàm của bạn. Bạn nên đăng ký một tần số riêng cho mình để sử dụng. Trường hợp về nhấn nút PTT, bạn hãy nhấn giữ nút PTT 3 giây trước khi nói chuyện, nói xong mới buông nút PTT.

Tham khảo thêm >> máy bộ đàm cầm tay

Thông tin bị ngắt quãng, rời rạc

Nguyên nhân: Bình thường, máy bộ đàm có thể truyền tải thông tin rõ ràng từ một người nói đến một hay một nhóm người nghe. Nhưng trong điều kiện làm việc nhiều tiếng ồn, tạp âm hay sóng khác người nhận sẽ nhận được thông tin không rõ.

Khắc phục: Bạn nên sử dụng những loại máy có khả năng lọc tạp âm cực tốt hoặc máy bộ đàm sản xuất theo công nghệ digital và đeo tai nghe để nghe được âm thanh rõ ràng nhất.

Mất tín hiệu khi ở trong thang máy, hầm

Nguyên nhân: Khi đi vào những nơi có nhiều vật cản hay không gian quá khép kín như thang máy, hầm thì phạm vi liên lạc sẽ bị giảm thiểu đi do bị cản sóng.

Khắc phục: Các nhà sản xuất đã phát triển thêm thiết bị trạm lặp chuyển tiếp sẽ giúp tín hiệu xuyên vật cản tốt, tin được truyền đi xa hơn. 

Phạm vi liên lạc bị giới hạn

Nguyên nhân: Với phạm vi liên lạc cho phép, máy bộ đàm có thể sử dụng để liên lạc với nhau một cách rõ ràng nhất. Ví dụ: nhà máy ít vật cản bộ đàm cầm tay hoạt động  tốt từ 1km đến 3km, khách sạn 10 tầng máy bộ đàm hoạt động được thông suốt toàn bộ. Nhưng nếu muốn liên lạc xa tầm 5km trở lên hay nơi nhiều vật cản sóng thì bộ đàm cầm tay không hoạt động tốt.

Khắc phục: Bình thường thì công suất phát càng cao thì phạm vi liên lạc sẽ càng xa hơn và ngược lại. Lựa chọn máy bộ đàm phù hợp với phạm vi liên lạc theo yêu cầu của công việc. Thay pin mới, tăng cự ly liên lạc bằng việc sử dụng trạm lặp chuyển tiếp.

Máy bộ đàm bị kêu tút tút tút

Nguyên nhân: bạn đang để kênh trống chưa được cài đặt tần số.

Khắc phục: Hãy chỉnh máy bộ đàm về kênh đã được cài đặt.

Nếu có nhu cầu mua máy bộ đàm hoặc cần tư vấn quý khách hãy gọi Hotline: 09.111.444.26 để được hỗ trợ tốt nhất!
 

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :