Máy bộ đàm là gì? Nguyên lý làm việc của máy bộ đàm

08/04/2022

Máy bộ đàm đang được sử dụng trong nhiều môi trường làm việc, giúp truyền đạt thông tin ở cự ly ngắn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu về loại thiết bị này. Trong bài viết hôm nay Nam Thái sẽ đề cập chi tiết hơn về mấy bộ đàm và nguyên lý hoạt động. Cùng tham khảo nếu là thông tin bạn đang cần nhé!

1. Máy bộ đàm là gì?

Máy bộ đàm là máy thu phát vô tuyến hai chiều bằng liên lạc thoại. Các máy bộ đàm truyền tín hiệu cho nhau bởi sóng vô tuyến. Máy bộ đàm có thể kết nối 1-1 hay 1 với nhiều máy khác nhau. Khi một máy nói, nhiều máy bộ đàm khác cũng có thể nghe thấy.

2. Cấu tạo của máy bộ đàm

Băng tần UHF/VHF

Đây là một bộ phận quan trọng quyết định khả năng thu phát trong từng môi trường làm việc khác nhau. 

VHF là tín hiệu với phổ tần thấp (136 - 174MHz), bước sóng cao cho phép tín hiệu của máy bộ đàm truyền đi xa hơn so với UHF nhưng lại không thể xuyên qua các vật cản dày, có độ cứng như kim loại, bê tông tốt. Phù hợp với môi trường ngoài trời.

UHF là tín hiệu với phổ tần cao (403 - 470MHz). Điều này giúp máy bộ đàm có thể truyền qua các địa hình trắc trở có vật cản bằng bê tông hay kim loại. Vì vậy máy bộ đàm có sóng tần UHF được sử dụng trong môi trường đô thị, toà nhà cao tầng, rừng rậm,...

Cấu tạo của máy bộ đàm

Máy bộ đàm gồm 4 bộ phận chính:

Bộ phận phát tín hiệu (máy phát): Là bộ khuyếch đại tín hiệu MIC và bộ dao động tần số sóng mang. Bộ phận này giúp truyền thông tin mà người nói đưa đi và mã hoá chúng thành tín hiệu gửi đi cho các máy bộ đàm cùng hệ thống. Ngoài ra, nó còn giúp máy bộ đàm lọc tín hiệu nhiễu.

Bộ phận thu tín hiệu (máy thu): có chức năng thu nhận tín hiệu và giải mã chúng từ các máy bộ đàm có cùng kênh.

Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: Sau khi nhận tín hiệu và giải mã, bộ phận này có chức năng chuyển đổi âm thanh từ người nói thành tín hiệu đi và chuyển đổi tín hiệu nhận thành âm thanh cho người nhận.

Nguồn điện: Đây là bộ phận cung cấp năng lượng điện để duy trì hoạt động của máy vô tuyến.

Phụ kiện kèm theo

Anten: dùng trong việc thu và phát tín hiệu của máy bộ đàm. Khi nhận tín hiệu, nó chuyển từ sóng điện từ thành dòng tần số vô tuyến. Còn khi đang gửi nó sẽ chuyển dòng tần số đó thành sóng vô tuyến. 

Kết hợp loa-micro: phụ kiện này có nhiều kích cỡ khác nhau giúp cho người sử dụng thuận tiện hơn mà không bị vướng mắc gồm phần giắc cắm và phần cài vào cổ áo hoặc túi áo của người sử dụng.

Pin: dung lượng pin của máy bộ đàm được đo bằng mAh và pin của máy bộ đàm được chia thành 3 loại:

Niken cadmium(Ni-Cd)
Hydride kim loại Ni(Ni-MH)
Li-ion

Sạc: nhà sản xuất sẽ cung cấp cho người sử dụng bộ sạc đi kèm ngoài ra còn có trạm sạc, có thể sạc cùng một lúc 6 máy bộ đàm.

Có thể bạn quan tâm >> Thiết bị bộ đàm

3. Nguyên lí hoạt động của máy bộ đàm

Nguyên lí hoạt động:

Khi người nói muốn truyền âm thanh đến các máy bộ đàm có cùng hệ thống thì sẽ nhấn nút "PTT" (Push to talk) và bắt đầu nói để đưa âm thanh đi. Ngay sau đó, các máy bộ đàm còn lại có thể tiếp nhận được thông tin.

Kênh liên lạc:

Máy bộ đàm truyền qua rất nhiều thông tin liên lạc như FM, AM. Một máy bộ đàm có thể thu tín hiệu từ nhiều đài khác nhau, cỡ từ 4 đến 256 kênh tần số.

Các kênh tần số này giúp người dùng có thể liên lạc theo nhóm tuỳ từng nội dung muốn đưa tin vì mỗi kênh khác nhau sẽ có những người nhận khác nhau.

Với những thông tin trên chắc chắn bạn đã hiểu hơn về máy bộ đàm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng hay tìm mua máy bộ đàm uy tín hãy liên hệ Hotline: 09.111.444.26 để được hỗ trợ miễn phí!
 

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :