Những lưu ý cần biết khi chọn mua tủ Rack

21/05/2021

Tủ rack hay còn gọi là tủ mạng, khác với những chiếc tủ bình thường sử dụng trong gia đình, tủ rack (tủ mạng) là tủ chuyên dụng dùng để chứa các thiết bị mạng như: Router, Switch, Server… không chỉ là để chứa, chúng còn để bảo vệ khối thiết bị này khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy đối với cơ sở hạ tầng mạng hầu hết đều cần đến tủ mạng.

Tủ rack (tủ mạng) được làm từ 2 loại nguyên liệu chính đó là tôn và thép, độ dày của chiếc tủ thường từ 1,2mm – 1,5mm với những chiếc tủ đạt chuẩn, còn với những chiếc tủ kém chất lượng thì sẽ mỏng hơn nhiều chỉ từ 0,8mm – 1,0mm. Một số loại tủ rack như: Tủ mạng đựng Server riêng, tủ mạng mở (chỉ có 2 thanh đỡ), tủ để ngoài trời (giống tủ điện), tủ mạng treo tường.

>> Thi công camera trọn gói tại khu công nghiệp ở quảng ninh

Cũng tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của nhà quản lý mà sẽ chọn những loại tủ rack, tủ mạng cho phù hợp. Việc nghiên cứu và tính toán các phương án thật kỹ nưỡng trước khi triển khai một hệ thống là điều hoàn toàn không thế thiếu cho mỗi hệ thống công nghệ thôn tin. Việc lựa chọn tủ mạng tủ rack sao cho phù hợp là điều mà bạn cần nghiên cứu tính toán tới không chỉ trong thời gian hiện tại mà còn trong thời gian nâng cấp hệ thống sau này.

Vậy khi lựa chọn tủ mạng bạn cần lưu ý những vấn đề gì để có tủ phù hợp nhất? Hãy tham khảo những vấn đề chính sau đây.

1. Xem xét các yêu cầu chính khi thi công mạng

Với các khối thiết bị vừa và lớn được sử dụng nhiều trong các phòng DataCenter thì chúng ta nên sử dụng loại tủ rack 42U D800 hoặc tủ rack 42U D1000. Ngược lại với những căn phòng có nhu cầu và hiệu suất sử dụng ít thì chúng ta nên sử dụng một số loại tủ rack, tủ mạng có kích thước nhỏ hơn như: tủ mạng 15U, tủ mạng 20U (2 màu trắng- đen) bạn cũng có thể sử dụng một loại tủ mạng khác đó là tủ mạng treo tường thích hợp với không gian nhỏ giúp tiết kiệm không gian căn phòng, ví dụ như : tủ rack 6U D400, tủ mạng 10U sâu 500 (hai màu trắng,đen).

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bên thi công mạng lan sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn được tủ mạng phù hợp nhất.

2. Chú ý đến các bộ phận, phụ kiện của tủ

Các tấm cánh tủ bao bọc xung quanh có vai trò bảo vệ giúp cho tủ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài và chúng thì thường được làm bằng tôn hoặc thép và được sơn một lớp sơn tĩnh điện. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà những tấm cánh tủ này có thể được tháo rời hoặc được thiết kế đóng mở hợp lý.Điều nổi bật ở đây đó là những cánh tủ này thường sẽ được thiết kế với nhiều lỗ nhỏ như tổ ong để giúp thông thoáng khí bên trong tủ và bên ngoài.

Các khay trượt chứa thiết bị:

Hầu hết các tủ đều có kèm theo 2 loại khay . Một là khay cố định và hai là khay trượt có thể di chuyển được.Tương ứng với số lượng khay sẽ là số trang thiết bị trong tủ. Không chỉ ở những tấm cánh tủ , khay trượt cũng được thiết kế hiện đại với các lỗ, khe nhỏ giúp ích cho việc thông thoát khí nóng từ thiết bị.

Chân tủ:

Chân tủ cũng có 2 loại đó là chân tủ cố định và chân tủ di động (có bánh xe). Tùy vào số lượng nhu cầu người ta sẽ sử dụng những loại chân tủ khác nhau.Thông thường thì ở các khu trung tâm dữ liệu (Data Center) nhỏ thì thường chọn loại có bánh xe để tiện di chuyển. Ngược lại ở những khu lớn với số lượng thiết bị lớn người ta sẽ sử dụng loại tủ có chân cố định.

3. Xác định cách chăm sóc, làm mát cho thiết bị

Quạt gió, quạt tản nhiệt

Hãy hiểu rõ về vai trò, lợi ích của việc làm mát các trang thiết bị trong phòng là gì ? Dù sao thì những chiếc tủ được chọn cũng phụ thuộc vào nhu cầu làm mát tại môi trường nơi chúng được đặt. Sẽ có 2 cách để thực hiện công việc này.

Thứ nhất là sử dụng hệ thống quạt gió, quạt tản nhiệt được lắp bên trong những chiếc tủ rack (tủ mạng), kết hợp với những lỗ thông khí từ những tấm cánh tủ để làm mát thiết bị. Tùy thuộc vào số lượng thiết bị mà người ta sẽ lắp từ 2 – 8 cái.

Thứ hai là sử dụng máy điều hòa làm lạnh cả khu trung tâm dữ liệu (Data Center). Sử dụng phương pháp này sẽ làm cho không khí bên trong phòng, khu trung tâm đều bị làm lạnh, ngay cả những chiếc tủ và thiết bị. Nhiệt độ để có thể đảm bảo cho thiết bị luôn hoạt động ổn định là mức 18 °C.

Cách thứ 2 đó là sử dụng máy điều hòa đang rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong các khu DataCenter. Tuy nhiên, nhiệt độ, khí nóng ở mỗi tủ,mỗi bộ thiết bị xả ra sẽ là khác nhau tùy thuộc vào số lượng và công suất làm việc của chúng.Vì vậy hãy cân nhắc để chọn và sử dụng phương pháp thích hợp nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn tốt hơn khi muốn sử dụng tủ mạng. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :