Thang máng cáp có những hướng đi dây điện nào?

12/09/2022

Ngày nay, thang máng cáp được sử dụng nhiều trong những công trình xây dựng, nó góp phần giúp thi công nhanh chóng, an toàn và thẩm mỹ. Bằng kinh nghiệm nhiều năm thi công thang máng cáp, Nam Thái xin đưa ra những hướng đi dây điện khi sử dụng thang máng cáp để quý khách tham khảo.

1. Lắp đặt dây dẫn điện trong nhà bằng máng cáp, khay cáp

Máng cáp có tác dụng treo đỡ và dẫn hướng cho toàn bộ hệ thống dây dẫn điện. Sản phẩm có thể được thiết kế theo dạng kín có nắp đậy hoặc không có nắp đậy.

Máng cáp có 2 loại gồm:

Máng cáp đột lỗ: Dùng cho hệ thống cáp tỏa nhiệt nhiều.

Máng cáp không đột lỗ: Dùng cho hệ thống cáp ít tỏa nhiệt.

Loại máng cáp 200x100 thường được chế tạo bằng tôn đen sơn tĩnh điện, tôn tráng kẽm tấm hoặc cuộn, thép tấm không gỉ. Chúng được lắp đặt trên trần giả nên đảm bảo mỹ quan, sử dụng cho hệ thống điện ít khi phải mở nắp trên.

Thông thường, nếu máng cáp không sử dụng nắp phía trên thì nó được gọi là khay cáp (Cable Tray). Khay cáp sẽ là loại có đột lỗ, dùng cho hệ thống điện có tỏa nhiệt nhiều, dễ dàng sửa chữa thêm bớt dây cáp.

2. Lắp đặt dây dẫn điện trong nhà bằng thang cáp

Thang cáp là giá đỡ để lắp đặt cáp dưới dạng hở gồm hai thanh dọc chịu lực và các thanh ngang đỡ cáp có hình dạng như cái thang. Cũng giống với máng cáp, thang cáp được chế tạo bằng tôn đen sơn tĩnh điện, tôn tráng kẽm tấm hoặc cuộn, thép tấm không gỉ.

Kích thước mỗi đơn vị thang trong khoảng từ 2,4 – 3m và có thể ghép nối với nhau bằng bulong. Thang cáp lắp trên trần bằng các thanh treo, lắp ngang trên tường bằng dầm consol. Định vị thanh treo bằng cách khoan và bắt vít nở.

Thang cáp sơn tĩnh điện thường được ứng dụng tại các công trình có số lượng cáp lớn như: siêu thị, khách sạn, trung tâm thương mại,… Với những công trình quy mô lớn, việc dùng thang cáp sẽ giúp các chủ đầu tư tiết kiệm đến 20 – 25% chi phí vật liệu và nhân công lắp đặt so với hệ thống ống thép luồn dây, dễ bổ sung, thay thế hay sửa chữa.

Thông thường, thang cáp được sử dụng khi khu vực lắp đặt không có va chạm cơ học, không có yêu cầu thoát nhiệt cao, không yêu cầu về tính thẩm mỹ cao.

Xem thêm >> Thi công điện nhẹ cho văn phòng

3. Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách đi nổi

Đặt dây dẫn nổi bằng cách luồn dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt rồi tiến hành ốp lên bề mặt tường, trần nhà bằng kẹp ống hoặc đinh vít. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, dễ sửa chữa. Tuy nhiên nó có nhược điểm là không có tính thẩm mỹ cao, ảnh hưởng đến không gian sử dụng khi số lượng dây nhiều.

Các dây dẫn thường đi theo các đường vuông góc với trần, tường. Dây dẫn có thể lắp đặt sau khi nhà xây dựng hoàn thành. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp đi nổi này không mang lại tính thẩm mỹ cao như máng điện công nghiệp.

4. Lắp đặt dây dẫn điện phía trong công trình bằng cách chôn ngầm

Chôn ngầm là phương pháp phổ biến chỉ sau phương pháp sử dụng máng cáp vì nó cũng có tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm không gian. Tuy nhiên cách làm này có nhược điểm là chi phí lắp đặt cao, sửa chữa và khắc phục sự cố phức tạp, một số trường hợp không thể khắc phục được mà phải thay mới hoàn toàn.

Các loại dây cáp được chôn trực tiếp vào tường, sàn, dầm nhà hoặc sử dụng các ống luồn dây điện. Cần hạn chế việc hạn chế việc chôn dây trực tiếp vì nguy cơ hư hỏng khá cao, thay vào đó cần dùng các ống luồn dây điện chống cháy, chịu nhiệt.

Khi cần bẻ cong ống phải dùng lò xo uốn sao cho bán kính cong bằng 6 – 9 lần đường kính ống để thuận lợi cho việc kéo dây và thay thế dây sau này. Thi công dây ngầm trong tường thực hiện sau khi xây xong phần thô.

5. Lắp đặt dây dẫn điện phía ngoài công trình

Dât dẫn điện ngoài nhà là dây tổng cung cấp điện cho toàn bộ nhà, có thể lắp đặt nổi hoặc ngầm.

Điểm đầu phải nối với đường dây trên không có sẵn của ngành điện, điểm cuối sẽ được nối vào tủ điện chính tại công trình. Nếu lắm nổi, chúng ta có thể sử dụng hệ thống thang máng cáp điện để dẫn hướng và bảo vệ dây điện.

Để đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn Việt Nam quy định khoảng cách từ các bộ phận của công trình đến dây dẫn nổi đi ngoài công trình như sau:

Khoảng cách thẳng đứng từ dây đến mặt đất ≥ 2,75m.

Khoảng cách nằm ngang từ dây đến ban công ≥ 2,5m.

Khoảng cách nằm ngang từ dây đến cửa sổ ≥ 0,5m.

Khoảng cách thẳng đứng từ dây đến cửa sổ ≥ 0,75m.

Khoảng cách thẳng đứng từ dây đến ban công ≥ 1,00m.

Với những công trình lớn đều có máy biến áp riêng để cấp điện nên đường dây ngoài nhà nối từ trạm biến áp đến tủ điện tổng thường dùng cáp ngầm để đảm bảo an toàn.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TMDV NAM THÁI

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà B3, KĐT Mỹ Đình 1, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 09.111.444.26 – 0923.333.000

Email: info@namthaigroup.com

Website: https://thietbiso24h.com

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :