Vì sao cần quản lý hệ thống mạng nội bộ?

19/02/2022

Hệ thống mạng tốt, tối ưu, nhưng không biết duy trì, sử dụng đúng cách thì rất dễ xảy ra những sự cố gây tổn hại cho doanh nghiệp. Làm tốt công tác quản lý hệ thống mạng nội bộ sẽ duy trì được cho bạn đường truyền ổn định, tránh hacker xâm nhập, sớm phát hiện và khắc phục lỗi nhanh chóng. 

1. Mạng nội bộ là gì?

Mạng nội bộ, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mạng cục bộ, mạng LAN, mạng LAN nội bộ, tên tiếng anh đầy đủ là Local Area Network. Đây là hệ thống dùng để kết nối các thiết bị, giúp việc giao tiếp, truyền tải dữ liệu trong hệ thống được nhanh chóng, dễ dàng từ thiết bị này qua thiết bị khác.

Trong một hệ thống mạng LAN có thể kết nối nhiều thiết bị như: máy tính để bàn, laptop, điện thoại thông minh, máy fax, máy in, máy scan,…
Các thiết bị trong hệ thống kết nối với nhau bằng dây cáp LAN. Hoặc hiện đại như bây giờ thì nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng LAN không dây kết nối bằng wifi.

Kỹ thuật Nam Thái bảo trì mạng cho khách hàng

2. Lợi ích khi sử dụng mạng nội bộ

Mạng nội bộ hiện là mạng máy tính được nhiều gia đình, và đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty sử dụng phổ biến. Chúng có nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc:

- Truyền tải, chia sẻ tài nguyên giữa các thiết bị được nhanh chóng.
- Gia tăng năng suất công việc.
- Tạo sự kết nối, tăng cường tương tác, hợp tác giữa các nhân viên trong công ty.
- Có thể hỗ trợ quản lý công việc, kinh doanh hiệu quả.
- Độ bảo mật của mạng doanh nghiệp khá cao. Khi có hệ thống tường lửa vững chắc, các tài nguyên cũng được nâng mức bảo vệ tốt hơn.

3. Quản lý hệ thống mạng nội bộ là làm gì?

Khi triển khai lắp đặt hệ thống mạng cho doanh nghiệp, ngoài việc xây dựng một hệ thống với các tính năng, phần mềm hỗ trợ phù hợp, tiện ích ở ban đầu thì cần phải có phương án giám sát, quản lý về lâu về dài. Giám sát, quản lý hệ thống mạng nội bộ sẽ bao gồm các công việc như:

- Kiểm tra, giám sát về hiệu suất mạng, đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định. Duy trì hệ thống sao lưu cho máy chủ.
- Quản lý phần mềm, công cụ về bảo mật: tường lửa, phần mềm diệt virus,…
- Quản lý, phân cấp quyền truy cập mạng cho từng máy, hoặc theo từng cấp độ. Ví dụ trong các công ty có thể phân chia thành mạng nội bộ cho lãnh đạo cấp cao, mạng nội bộ cho nhân viên từng phòng ban.
- Cấu hình, nâng cấp, cập nhật hoặc lắp đặt thêm phần mềm khi cần thiết.
- Khắc phục, sửa lỗi trong hệ thống mạng nội bộ: mất kết nối, kết nối không ổn định, lỗi phần cứng,…

4. Lý do cần chú trọng công tác quản lý hệ thống mạng nội bộ

- Duy trì việc giám sát, quản lý hệ thống mạng nội bộ đem tới nhiều lợi ích đáng kể mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Đó chính là:
- Kiểm tra được hiệu suất làm việc của các thiết bị phần cứng, duy trì hoạt động ổn định cho toàn hệ thống.
- Quản lý quyền truy cập, tránh việc xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài.
- Sớm phát hiện các lỗi, sự cố xảy ra trong hệ thống mạng LAN. Từ đó mà việc sửa chữa, khắc phục phần nào được diễn ra nhanh hơn, không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm thiểu tối đa hậu quả.
- Cập nhật phần mềm liên tục đồng nghĩa với bản cập nhật có thêm các tính năng mới, sửa lỗi bản cũ, làm gia tăng hiệu năng công việc.
- Quản lý phần mềm diệt virus để hệ thống mạng nội bộ luôn sạch.

Như vậy đối với hệ thống mạng bạn cần phải quản lý giám sát thường xuyên để hệ thống luôn hoạt động ổn định.
 

XEM THÊM:

Bình luận (0)

Viết bình luận :