-
-
-
Phí vận chuyển: Tính khi thanh toánTổng tiền thanh toán:
-
Đăng bởi : Phùng thị Hoa 22/02/2022
Thang cáp hay còn gọi là thang máng cáp, thang điện hoặc cable ladder. Vật liệu là thang dẫn dùng cho việc lắp đặt hệ thống cáp điện, dây điện, phụ trợ cho ngành xây dựng, điện… của các công trình xây dựng. Cụ thể như trường học, khu chung cư, cao ốc, văn phòng, nhà máy…
1. Tiêu chuẩn làm thang cáp
Thang máng cáp có thể làm từ các loại vật liệu như tôn đen sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm, inox 201, 304, 316, tôn mạ kẽm nhúng nóng. Và một số tiêu chuẩn khác:
Đối với chiều dài tiêu chuẩn có thể từ 2.4m, 2.5m hoặc 3.0m
Chiều rộng: 100 ÷ 1500 mm.
chiều cao: 50 ÷ 200 mm.
Độ dài của thang máng cáp tùy thiết kế có thể là: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm.
Màu sắc thường thấy: trắng, kem nhăn, xám, xanh…tùy vào nhu cầu sử dụng.
2. Phân loại thang cáp
Thang máng cáp được chia thành rất nhiều loại, người ta phân loại dựa trên rất nhiều tiêu chí. Sau đây là những loại thang cáp phổ biến hiện tại:
a) Thang cáp – Cable ladder
Được cấu tạo gồm thành thang và các háng thang đột lỗ, gấp chữ U, được hàn chắc chắn với nhau có kích thước chiều rộng đáp ứng: 100mm – 1500mm
Ưu điểm:
Kích thước đa dạng, từ nhỏ đến rất lớn. Đáp ứng được khối lượng cáp lớn.
Độ bền cao. Gia công chắc chắn. Khả năng chịu tải lớn. Khó biến dạng.
Trọng lượng sản phẩm nhẹ. Dễ dàng trong việc thi công.
Giá thành rất rẻ.
Nhược điểm:
Thời gian sản xuất lâu do việc chế tạo và hàn nối nhiều chi tiết.
Khả năng bảo vệ cáp kém với các tác động bên ngoài do kết cấu thoáng.
b) Máng cáp – Cable Trunking
Vật liệu là tôn tấm liền được uốn định hình thành hình hộp theo kích thước thiết kế. Nhờ vậy, bề mặt sản phẩm liền lạc, không có mối nối hay mối hàn. Tăng thẩm mỹ và sự chắc chắn cho sản phẩm.
Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm
Ưu điểm:
Thời gian sản xuất nhanh do cấu tạo đơn giản.
Bảo vệ toàn diện cho cáp nhờ nằm kín trong máng, thích hợp để đặt ngầm.
Nhược điểm:
Giá thành sản phẩm cao do tốn kém chi phí vật liệu.
Trọng lượng sản phẩm nặng nhất trong các loại thang máng cáp. Ở những kích thước lớn, sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thi công máng cáp âm sàn hoặc máng cáp nổi.
Thang máng cáp cho nhà xưởng
c) Khay cáp – Cable Tray
Cấu tạo của khay cáp Giống với máng cáp. Nhưng có lỗ đột mật độ dày nên nhiều đơn vị còn gọi là máng cáp đột lỗ. Lỗ đột này sẽ phát huy tác dụng trong việc cố định, phân loại dây cáp. Giúp thoát nước khi lọt vào trong máng. Những lỗ đột với mật độ dày cũng sẽ giảm thiểu được trọng lượng của sản phẩm – một nhược điểm của máng cáp.
Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm
Ưu điểm:
Phân loại cố định dây cáp điện gọn gàng, dễ dàng quản lý hệ thống dây cáp, cũng như tạo sự thẩm mỹ.
Bảo vệ toàn diện cho cáp tránh khỏi các tác động bên ngoài.
Nhược điểm:
Giá thành sản xuất cao do tốn kém chi phí vật liệu, nhân công.
Thời gian sản xuất lâu do quá trình gia công mất nhiều thời gian.
Hệ thống thang cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện
Hệ thống thang cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện
3. Vì sao thang máng cáp được sử dụng phổ biến?
Hệ thống thang cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện của công trình nhằm tối ưu hóa chất lượng hệ thống. Đồng thời, mang lại sự an toàn cho dây cáp, loại trừ được những rủi ro xước, rách vỏ cáp cũng như không gây tổn thương cho người thi công, lắp đặt và sử dụng. Giúp tiết kiệm không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí: tiết kế, nguyên vật liệu, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa,…
Rút ngắn thời gian thi công và lắp đặt bởi công cụ để thi công đơn giản, phụ kiện đa dạng, thao tác chỉ cần bằng tay, dễ dàng tháo lắp,…
So với những kiểu đi dây truyền thống bằng ống ghen, bắt trực tiếp hoặc đi dây âm tường, thang máng cáp khi áp dụng tại các công trình lớn cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội.
Xem thêm:
>> Vì sao cần quản lý hệ thống mạng nội bộ?
Kỹ thuật Nam Thái lắp đặt thang cáp cho nhà xưởng
Hệ thống thang máng cáp có một ưu điểm là gọn gàng nên tạo tính thẩm mỹ cao. Trong nhiều công trình, thang máng cáp còn được kết hợp cùng với một số vật liệu khác để phối cảnh, trở thành một vật liệu cho công trình đó.
Tiết kiệm chi phí thiết kế: Sử dụng thang máng cáp cho hệ thống dây dẫn giúp đơn giản hoá việc thiết kế hệ thống dây dẫn tổng. Thiết kế hệ thống ống dẫn cáp có thể sẽ tương đối phức tạp do những hộp nối cáp hộp, kéo cáp và những giá đỡ cho hệ thống ống dẫn cáp
Tiết kiệm chi phí mua sắm vật liệu: Chi phí những thành phần cần thiết để lắp đặt hệ thống thang cáp thấp hơn rất nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp. Ít các thành phần khác nhau hơn sẽ giúp làm tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
Tiết kiệm chi phí lắp đặt: Việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hơn nhiều so với hệ thống ống dẫn cáp tương đương. Yêu cầu về kinh nghiệm của thợ điện lắp đặt máng cáp cũng không đòi hỏi quá cao như với hệ thống ống dẫn thông thường.
Tiết kiệm chi phí trong việc bảo trì: Sự hư hỏng của lớp vỏ cách điện của dây dẫn bên trong hệ thống dây điện thang cáp rất ít khi xảy ra. Dây dẫn trong hệ thống ống dẫn cáp có thể bị hư hỏng trong quá trình kéo vào đường ống dẫn. Nguyên nhân là do lực kéo quá mạnh hay kích cỡ của ống dẫn chưa đủ đáp ứng, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dây dẫn.
ST
Bình luận (0)
Viết bình luận :